Lợp mái nhà – Khi lên kế hoạch xây dựng nhà, các gia chủ thường sẽ quan tâm đến việc lựa chọn vật liệu lợp mái phù hợp cho ngôi nhà. Với các yêu cầu như an toàn, hiệu quả, chi phí hợp lý và có được sự mát mẻ bền đẹp.
Để giải đáp những thắc mắc trên, chúng tôi xin gửi đến bạn một vài thông tin về ưu và nhược điểm của hai loại vật liệu chính thường được sử dụng để lợp mái nhà trong bài viết sau, hy vọng bạn có thể đưa ra lựa chọn phù hợp với nhu cầu thực tế của gia đình.
Ưu điểm và nhược điểm của mái tôn
Mái nhà đóng vai trò quan trọng trong kiến trúc tổng thể của công trình. Vừa là một phần của kết cấu chịu lực, vừa có tác dụng bao che. Nó là nơi đầu tiên tiếp xúc với sự xâm hại của môi trường và thời tiết bên ngoài, che chở con người khỏi tác động của mưa, nắng, bão, gió. Chính vì vậy, việc lựa chọn vật liệu phù hợp sẽ có tác động trực tiếp đến tuổi thọ của công trình cũng như ảnh hưởng đến không gian sống của gia chủ.
Ở Việt Nam, bạn có thể dễ dàng bắt gặp các thiết kế mái với vật liệu tôn. Tuy nhiên, muốn biết loại vật liệu này có thực sự phù hợp với ngôi nhà của mình hay không, bạn nên tìm hiểu trước về ưu điểm và nhược điểm của nó.
Ưu điểm của mái tôn: Đây là loại vật liệu mới, có kết cấu nhẹ giúp cho ngôi nhà không bị áp lực chịu trọng tải từ phần mái dồn xuống, giảm sức ép và không bị ảnh hưởng từ ngôi nhà xuống mặt đất. Nhờ vào đặc điểm này, khi thi công cũng sẽ nhanh chóng và dễ dàng hơn.
Bên cạnh đó, tính linh hoạt của vật liệu này cũng là điều được khá nhiều người yêu thích. Nếu bạn cần thay đổi thiết kế và kiến trúc của tòa nhà thì việc thay thế phần mái rất dễ dàng. Ngoài ra, ưu điểm để nhiều người quan tâm và lựa chọn lợp mái tôn là giá thành khá rẻ, nhiều mẫu mã để lựa chọn.
Nhược điểm của mái tôn: Tuy nhiên, xét về hiệu quả lâu dài thì loại mái lợp này không đáp ứng được. Phần mái của các công trình nhà phố sau 3 – 4 năm sẽ xuống cấp, bay màu dưới sự ảnh hưởng của thời tiết, không đảm bảo được giá trị thẩm mỹ.
Nhược điểm thứ hai của loại vật liệu này là hấp thụ nhiệt lớn và gây tiếng ồn, đặc biệt là vào mùa hè gây nên sự nóng bức cho ngôi nhà. Vật liệu này cũng sẽ không phù hợp tại các vùng khí hậu thường xuyên xảy ra dông lốc, mưa bão. Vì chúng sẽ dễ dàng bị hư hại, tốc mái, biến dạng không thể tái sử dụng. Ngoài ra, có thể gây tai nạn cho người đi đường.
Ưu và nhược điểm của mái ngói
Vật liệu ngói là vật liệu truyền thống được sử dụng rất nhiều trong các công trình nhà ở tại Việt Nam. Bạn có thể bắt gặp chúng ở các vùng nông thôn lẫn các khu đô thị lớn.
Có thiết kế đặc trưng, với kích thước khoảng 424mm x 335mm, khiến cho việc sắp xếp và lắp đặt mái nhà trở nên linh động hơn rất nhiều. Khả năng chống vỡ cao cùng những hệ vi kèo hoặc xà gỗ có cấu tạo chắc chắn, ổn định và an toàn.
Ngoài ra, sử dụng mái ngói sẽ hiệu quả hơn trong việc chống nóng, có khả năng chống thấm tốt, nên vật liệu ngói có thể chống chịu với thời tiết khắc nghiệt tại những vùng hay xảy ra thiên tai tốt hơn rất nhiều so với mái tôn.
Xét trên tổng thể công trình và mặt thẩm mỹ thì mái ngói mang đặc trưng của kiến trúc phương Đông. Tùy vào từng phong cách thiết kế mà công trình với mái ngói vừa đề cao được nét văn hóa truyền thống, thanh lịch, nhã nhặn, lại vừa có thể mang trong mình dáng dấp trẻ trung, hiện đại – một sự giao thoa đầy tinh tế.
Nhược điểm của mái ngói: có thể nói nhược điểm duy nhất khi lựa chọn mái ngói là giá thành cao so với những loại vật liệu khác. Vì có thiết kế đặc biệt cũng như kết hợp với giá thành của hệ thống vỉ kèo, xà gồ gỗ nên khiến cho chi phí xây dựng không mấy dễ chịu đối với các gia chủ. Tuy nhiên xét về mặt kinh tế lâu dài và sự bền đẹp thì mái ngói lại đáp ứng được.
Một ngôi nhà hoàn thiện không chỉ đáp ứng được về giá trị thẩm mỹ mà còn mang lại hiệu quả về công năng sử dụng, đảm bảo an toàn và bền đẹp. Bạn có thể tham khảo, xem xét khả năng tài chính để đưa ra lựa chọn phù hợp với nhu cầu thực tế cũng như sở thích của gia đình.
Hotline